dimanche 11 novembre 2007

Viet Nam ngay nay


Chuyện một em gái Hà Nội bị dùng nhục hình suốt mười mấy năm
2007.11.09


Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Mấy hôm nay báo chí và dư luận tại Việt Nam liên tục và xôn xao, nói tới chuyện cô Nguyễn Thị Bình, 22 tuổi, bị mẹ bỏ rơi, từ khi lên 10, nên phải làm tôi tớ cho một quán phở ở Thanh Xuân, Hà Nội.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe
Xem video clip em Nguyễn Thị Bình trên YouTube
Cô bị hai vợ chồng chủ đánh đập, hành hạ dã man bằng giây điện, kìm, góc guốc nhọn và dao, đâm, chích, nện vào mặt, lưng, đùi, mạng sường, và ngay cả vào “vùng kín”. Em làm việc quần quật từ 3 giờ sáng đến đêm khuya, mà không được trả đồng nào.
Sự việc thương tâm này chấm dứt khi bà Hà Kim Bình, người hàng xóm tốt bụng giải thoát em Bình, thuê xe ôm đưa cô đi trốn thoát, hôm 20 tháng 10 vừa qua.
Hôm thứ tư vừa qua, công an Hà Nội đã khởi tố, bắt giam vợ chồng chủ quán phở là Chu Minh Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về hành vi hành hạ, tra tấn người làm thuê suốt 10 năm nay, là cô Nguyễn Thị Bình.
Công an xác minh vụ việc, đưa cô Bình đi y viện 103 ở Hà Nội khám thương tật và nhìn nhận có những vết sẹo trên tòan thân, phù hợp với lời khai báo của nạn nhân. Do không biết chữ nên cô Bình phải điểm chỉ vào bản khai mẫu, tại đồn công an quận Thanh Xuân.
Trên lưng cô gái chằng chịt những vết sẹo sâu vừa kịp liền da, hai bên mạng sường cũng bị những vết bầm tím do bị kìm kẹp, hai ngón chân em cũng bị đánh dập nát, bay mất móng. Cô Bình kể lại rằng, từ nhỏ mỗi ngày phải xách 20 thùng nước loại 20 lít nên người bị vẹo đi. Vì không hưởng đồng xu nào của chủ, nên khi gặp khách thương tình dúi cho ít tiền thì bị chủ tước mất, và còn vu cho tội ăn cấp.
Trên chương trình TV, cô Bình nhắc lại là, đúng vào đêm đại hàn Tết nguyên đán rét nhất, mấy năm trước, vợ chồng chủ bắt cô cởi hết quần áo ra từ 4 giờ chiều tới 2 giớ sáng, giữa lúc mưa phùng, gió bấc, không một mãnh vải che thân. Hôm ấy, bị nhịn suốt ngày mà vẫn phải làm tòan việc nặng nhọc, vì sơ ý làm rơi tấm thớt trên chân chủ.
Cô nói, ngày nào cũng bị đánh đập, tra khảo, ăn tòan đồ thừa của chủ, mà ăn không hết thì bị đòn roi tới tấp. Tiêu chuẩn hàng ngày suốt 10 năm nay là 2 miếng thịt bằng mấy ngon tay. Nhà chật nên khi xong việc, cô phải đứng chờ ngoài sân, đợi con trai ông bà chủ học bài xong, mới được vào nhà kê tấm váng dưới sàn, đi ngủ lúc 2 giờ sáng.
Nhiều lần cô có ý nghỉ trốn chạy khỏi sự đánh đập tàn bạo như cơm bửa, nhưng bị chủ dọa là sẽ xử phạt nặng hơn nên cô lại từ bỏ chuyện trốn chạy. Cả hai vợ chồng chủ quán phở đã bị bắt, bác bỏ những điều cô Bình khai báo với công an và trình bày với báo đài, mấy hôm nay.

Video clip em Nguyễn Thị Bình trên YouTube.
Công luận và giới truyền thông thắc mắc
Công luận và giới truyền thông đang thắc mắc và đặt nhiều câu hỏi, tại sao việc hành hạ dã man như thế, lại có thể diễn ra quá lâu, cho tới khi có người hàng xóm là bà Hà Kim Bình, 70 tuổi, cứu thoát cô bé. Chính bà Bình cũng nói với báo chí rằng, bà đã bị phản ứng mạnh khi góp ý với chủ nhà và bị họ đe dọa, nạt nộ, khi biết bà giúp đưa em Bình đến nơi an toàn.
Khi liên lạc với ủy ban Dân Số, Gia Đình và Trẻ Em để hỏi về việc trường hợp thương tâm của Cô Bình sẽ được cơ quanh hữu trách giải quyết ra sao? Bà Huệ cho biết, nên theo dõi nội vụ trên mặt báo.
Trong khi đó, ông Của, thuộc ngành Lao Động, Thương Binh và Xã Hội mong mõi sự việc này sẽ được xử lý thích đáng đối với 2 kẻ sai phạm. Luật Sư Bùi Quang Nghiêm ủng hộ sự lên tiếng nhận lãnh trách nhiệm của quan chức cao cấp ở Hà Nội, nhưng ông cho rằng, giải thích của chủ tịch phường sở tại, Nhân Chính, nói: “dân không báo, nên tôi không biết” là vô trách nhiệm.
Bả Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội thuộc quốc hội, phát biểu rằng, bà theo dõi thật sát câu chuyện em Bình, bà rất xúc động khi nghe tin cô gái bị hành hạ dã man trong hơn 10 năm, giữa thủ đô Hà Nội, mà tổ Dân phố, chánh quyền phường, quận, không ai phát hiện được sớm. Bà cho biết, nhiều đại biểu quốc hội rất bất bình về trách nhiệm của chánh quyền địa phương.
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, tuyên bố, tất cả mọi người dân không ai chấp nhận hành động vô nhân đạo này. Hành vi đó, cần phải xử lý xác đáng, tạo sức răng đe đối với những trường hợp khác, có lẽ vẫn còn chưa bị phát hiện.
Ông Nguyễn Văn An, Vụ phó Vụ Trẻ em, bộ Lao động, Thương binh, Xã hội nói, em Nguyễn Thị Bình thuộc nhóm trẻ lang thang, được pháp luật che chở và bảo vệ. Theo ông, hiện cả nước có chừng 12000 trẻ em thuộc nhóm này, nhưng đó chỉ là con số sống ngoài hè phố.
Còn trẻ em lang thang bụi đời, đang làm việc cho các nhà hàng, cơ sở dịch vụ hoặc đi giúp việc gia đình, như em Bình, thì chưa thống kê cụ thể được. Thành phần này thường phải đối mặt với chuỵên bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ, đánh đập và bị lạm dụng tình dục.
Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo, xem xét trách nhiệm, kỹ luật chánh quyền và công an nơi em Bình bị chủ tra tấn trên 10 năm. Quận Thanh Xuân đã có quyết định thay thế một số cán bộ có trách nhiệm trong vụ này.
Phần cô Nguyễn Thị Bình thì nói, mong muốn lớn nhất là được hòa nhập với mọi người, và cô không bao giờ muốn gặp lại mẹ, vì không ngờ lại bị bà bỏ rơi trong hoàn cảnh thảm thương kéo dài như thế.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Nạn trẻ em trai Châu Á bị đàn ông ngoại quốc xâm hại tình dục
Học sinh dân tộc thiểu số không được thi vào trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú?
Cô Nhi viện Thiên Bình – Long Thành – Đồng Nai
Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ chương trình chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Tổ chức Nhân Quyền quan ngại về cuộc sống của trẻ em bụi đời trước ngày khai mạc APEC ở Hà Nội
Vấn nạn lao động trẻ em tại Việt Nam
Tệ nạn du khách nước ngoài xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên tại Việt Nam
Bản tường trình về bạo hành đối với trẻ em tại vùng Đông Á-Thái Bình Dương
UNICEF: Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc cung cấp nguồn nước sạch
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900
vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia